TẦM QUAN TRỌNG CỦA KEM CHỐNG NẮNG TRONG VIỆC BẢO VỆ LÀN DA

Ánh sáng mặt trời giúp thực vật quang hợp, giúp chúng ta nhìn thấy và còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Nhưng bên cạnh đó, tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời gây ra các tình trạng bỏng nắng, lão hóa da, sạm da thậm chí có thể dẫn đến ung thư da.

Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và tổn thương da mạn tính bằng cách hấp thụ hoặc phản chiếu tia UV của mặt trời. Với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da, chúng ta cần hiểu rõ và tránh các thông tin nhầm lẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng gây ra các quan niệm sai lầm về kem chống nắng.

Tia cực tím (UV)

Tia UV được chia thành 3 loại: UVA, UVB và UVC

UVA có bước sóng 320 đến 400 nm. Gồm tia UVA1 và UVA2. Tia UVA1 nằm trong phạm vi 340 – 400nm. Tia UVA2 nằm trong phạm vi 320 – 340nm. Tia UVA xâm nhập sâu hơn vào da, gây nên các tình trạng nhăn nheo, đen sạm và nám da.

UVB có bước sóng 280 đến 320 nm. Tia UVB là tác nhân khiến da bạn có cảm giác bị bỏng rát, cháy đỏ… thời gian dài sẽ hình thành nên các tế bào ung thư sắc tố da.

UVC có bước sóng 100 đến 280 nm

Vì khí quyển cản một số bức xạ nên chỉ có tia UVA và UVB là xuống được bề mặt trái đất. Tia UV trong ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh nhất từ 10h sáng đến 14 giờ chiều nên cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian này.

Chỉ số chống nắng SPF (sun protect factor)

Chỉ số chống nắng (SPF) trên nhãn là định mức đo lường khả năng chống tia UVB được dùng trong mỹ phẩm.

Ví dụ, kem chống nắng có chỉ số SPF 30 ngăn chặn khoảng 97% tia UVB. Kem chống nắng có chỉ số SPF 50 ngăn chặn khoảng 98% tia UVB.

Chỉ số PA (protect grade of UVA)

Chỉ số PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng trên da (Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản công bố).

PA+ khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%

PA++ khả năng chống tia UVA ở mức từ 60-70%

PA+++ khả năng chống tia UVA tới 90%

PA++++ khả năng chống tia UVA đến trên 95%.

Kem chống nắng quang phổ rộng (Broad spectrum)

Kem chống nắng được dán nhãn Broad spectrum khi có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UVA và UVB.

Năm 2011, FDA ra quy định về nhãn kem chống nắng, yêu cầu kem chống nắng phải đạt chuẩn bảo vệ UVA và UVB mới được dán nhãn “quang phổ rộng” khi tung ra thị trường

Quy định về kem chống nắng

FDA quy định kem chống nắng là thuốc không kê toa (over the counter), phải tuân theo các yêu cầu được liệt kê trong chuyên khảo và an toàn với làn da.

Năm 2021, FDA cho phép 16 hoạt chất chống nắng trong các sản phẩm kem chống nắng lưu hành tại thị trường Mỹ: Zinc oxide, Titanium dioxide, Aminobenzoic acid, Avobenzone, Cinoxate, Dioxybenzone, Homosalate, Meradimate, Octocrylene, Octinoxate, Octisalate, Oxybenzone Padimate O, Ensulizole, Sulisobenzone, , Trolamine salicylate,

Các hoạt chất trong kem chống nắng

Các hoạt chất trong kem chống nắng được chia thành hai nhóm dựa vào cơ chế hoạt động: chất chống nắng theo cơ chế vật lý và chất chống nắng theo cơ chế hóa học.

Chất chống nắng vật lý gồm Titanium dioxide và Zinc oxide hoạt động như một tấm lá chắn, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da. Titanium dioxide và Zinc oxide được FDA công nhận là an toàn khi sử dụng với nồng độ cho phép lên đến 25%.

Titanium dioxide giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Dùng được cho da nhạy cảm hay mẩn đỏ. Thường được dùng dưới dạng micronized, kích thước phân tử đủ nhỏ để cải thiện tình trạng tạo ra vệt trắng trên da khi sử dụng.

Zinc oxide phản xạ và ngăn chặn tia UVA và UVB. Với khả năng chống nắng phổ rộng giúp làn da tránh khỏi các tác hại của tia UV.

Chất chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ và phân huỷ các tia UV trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Các thành phần hóa học trong kem chống nắng sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp ngăn được cả tia UVA và UVB.

Octinoxate hay còn gọi là ethylhexyl methoxycinnamate hoặc octyl methoxycinnamate, chủ yếu chống tia UVB. Hàm lượng sử dụng tối đa lên đến 7.5%.  Là hoạt chất chống nắng lâu đời và phổ biến nhất được sử dụng để bảo vệ da với hàng ngàn nghiên cứu chứng minh.

Avobenzone là chất chống nắng hóa học có khả năng hấp thụ tia UVA1 và tia UVA2. Nhờ khả năng hấp thụ tia UVA nên avobenzone thường được sử dụng trong kem chống nắng phổ rộng. Sử dụng với hàm lượng tối đa avobenzone trong sản phẩm chống nắng là 3%.

Benzophenol – 4 hay còn gọi là sulisobenzone là thành phần chống nắng hóa học bảo vệ làn da khỏi tia UVA2 và UVB. Thành phần này được cho phép trong các công thức lên đến 10%.

Octocrylen là chất chống nắng hóa học bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UVA2 và tia UVB. Trong công thức hàm lượng octocrylene được sử dụng tối đa là 10%.

Sử dụng kem chống nắng

 

Fixderma Shadow SPF 50+ Hung Loi
Fixderma Shadow SPF 50+ Cream

Sử dụng kem chống nắng FIXDERMA cho mặt, cổ và vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 20 – 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng.

Bôi lặp lại mỗi 2 giờ hay sau khi hoạt động mạnh, bơi lội, lau khô bằng khăn.

 

Chúc bạn làm việc hiệu quả và làn da tươi sáng

HULO PHARMA.

Tài liệu tham khảo

  1. American Cancer Sociaty, British Association of Dermatologists
  2. Journal of Japanese Cosmetic Science Society Vol. 31, No. 4 Supplement; JCIA
  3. Sunscreen drug product for over the counter human use, CFR – Code of Federal Regulations Title 21; FDA
  4. Sunscreen: How to help protect your skin from the sun; FDA (2021)
  5. Photodegradation of avobenzone: Stabilization effect of antioxidants, Journal of Photochemistry and Photobiology B: Biology
Qúy khách có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt hàng tại:
✅ Quý khách hàng có thể đặt hàng bằng cách INBOX trực tiếp bên dưới bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *