Tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu về tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da và vai trò bảo vệ của kem chống nắng.
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm vượt trội của sản phẩm kem chống nắng Fixderma Shadow SPF 50+ giúp bảo vệ làn da khỏi các tác động của ánh nắng.
Chỉ số chống nắng
Hiệu quả bảo vệ làn da của kem chống nắng được thể hiện qua các chỉ số liên quan đến khả năng lọc tia UVA và tia UVB.
Chỉ số chống nắng SPF: bảo vệ da khỏi tác động của tia UVB là nguyên nhân gây ra bỏng nắng, tổn thương da mạn tính hay có thể dẫn đến ung thư.
Fixderma Shadow SPF 50+ có SPF 50 bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UVB lên đến 98%.
Chỉ số UVA PF: của Fixderma Shadow SPF 50+ là 20, tương đương PA ++++ với khả năng bảo vệ làn da khỏi sạm, nám, lão hóa da do tia UVA gây nên là trên 93%.
Hoạt chất chống nắng
Tai Mỹ, quy định kem chống nắng là thuốc không kê toa (over-the-counter), phải tuân theo các yêu cầu được liệt kê trong chuyên khảo và an toàn với làn da. Hệ chống nắng dùng trong sản phẩm Fixderma Shadow SPF 50+ gồm những hoạt chất chống nắng được FDA chấp thuận khi lưu hành trên thị trường Mỹ gồm:
- Chất chống nắng vật lý:
Sử dụng Titanium dioxide, được công nhận là an toàn khi sử dụng, với cơ chế phản xạ và phân tán ánh sáng, giúp bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB. Dùng được cho da nhạy cảm hay mẩn đỏ. Trong sản phẩm Fixderma Shadow SPF 50+ titanium dioxide được bào chế dưới dạng micronized, kích thước phân tử đủ nhỏ để hạn chế tạo ra vệt trắng trên da khi sử dụng.
- Chất chống nắng hóa học:
Octinoxate hay còn gọi là ethylhexyl methoxycinnamate hoặc octyl methoxycinnamate, chủ yếu chống tia UVB. Hàm lượng sử dụng tối đa lên đến 7.5%. Đây là hoạt chất chống nắng lâu đời và phổ biến nhất được sử dụng từ nhiều thập kỷ với hàng ngàn nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ da.
Avobenzone là chất chống nắng hóa học có khả năng hấp thụ tia UVA1 và tia UVA2. Nhờ khả năng hấp thụ tia UVA nên avobenzone được sử dụng rất phổ biến trong kem chống nắng phổ rộng. Tính bền quang học của Avobenzone kém nên trong công thức được kết hợp với vitamin E để làm tăng tính bền quang học. Sử dụng với hàm lượng tối đa avobenzone trong sản phẩm chống nắng là 3%.
Benzophenone – 4 hay còn gọi là sulisobenzone là thành phần chống nắng hóa học bảo vệ làn da khỏi tia UVA2 và UVB. Thành phần này được cho phép trong các công thức lên đến 10%.
Năm 2011, FDA ra quy định về nhãn kem chống nắng, yêu cầu kem chống nắng phải đạt chuẩn bảo vệ UVA và UVB mới được dán nhãn “quang phổ rộng” (Broad spectrum) khi tung ra thị trường. Sản phẩm có khả năng chống tia UVB lên đến 98%, bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UVA trên 90%. Với khả năng chống cả tia UVA và tia UVB, Fixderma shadow SPF 50+ được dán nhãn “ Broad spectrum” khi lưu hành trên thị trường.
Hướng dẫn sử dụng
Bôi sản phẩm 15-20 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng.
Bôi lặp lại sau 2 giờ hay khi ra mồ hôi, hoạt động mạnh, sau khi lau bằng khăn.
Dùng kem chống nắng cho da sau khi điều trị
Các tình trạng nhạy cảm với ánh sáng như nám và tăng sắc tố sau viêm (PIH) càng trở nên trầm trọng hơn khi tiếp xúc với tia cực tím (UV) và ánh sáng khả kiến. Do đó, kem chống nắng phổ rộng tăng hiệu quả điều trị tăng sắc tố khi sử dụng kết hợp điều trị và bảo vệ da.
Đối với làn da mụn, tia cực tím làm tăng sinh bã nhờn, tăng hoạt động của các chất gây viêm. Ngoài ra, nhiều thuốc sử dụng trong điều trị mụn làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng gây ra tăng sắc tố. Việc điều trị mụn nên tiến hành song song với việc kết hợp sử dụng kem chống nắng.
Vì vậy, sử dụng kem chống nắng Fixderma shadow SPF 50+ khi điều trị tăng sắc tố như nám, sạm da hay điều trị mụn là vô cùng cần thiết.
- FDA (2021), sunscreen-how-help-protect-your-skin-sun,
https://www.fda.gov/drugs/understanding-over-counter-medicines/sunscreen-how-help-protect-your-skin-sun
- Rougier, André M., et al. “Protective effect of a Broad-spectrum uva-uvb sunscreen in the retinoid therapy during summer season.” Journal of the American Academy of Dermatology 50.3 (2004): P16.
- Fatima, Sakeena, et al. “The role of sunscreen in melasma and postinflammatory hyperpigmentation.” Indian journal of dermatology 65.1 (2020): 5.
4. Kubba, Raj, et al. “Cosmetics and skin care in acne.” Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology 75.S1 (2009): 55-56.