NGUYÊN NHÂN GÂY NÁM DA

Nám da là một tình trạng bệnh lý về da do sự gia tăng của sắc tố melanin, gây nên các mảng nâu hay xám nâu ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhất là vùng mặt. Vậy bạn có thật sự biết được nguyên nhân của nám da là gì?

Hãy theo dõi bài viết này để biết thêm về “các thủ phạm” gây nám da.

====

  1. Ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nên các tác động tiêu cực cho cơ thể trong đó có tình trạng nám da. Những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ sản sinh bất thường một lượng melanin lớn, tạo nên các đốm nâu. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên mà không được bảo vệ đúng cách sẽ khiến cho da bị khô, giảm độ bóng, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

  1. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh… làm mất cân bằng hormone estrogen, khiến cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh gây ra hiện tượng nám da.

Hàng tháng, chu kỳ nội tiết tố đều thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt làm cho rối loạn nội tiết ở nữ có tỷ lệ cao hơn. Khi ấy, vùng da bị nám cũng thường sậm màu hơn.

  1. Tăng sắc tố sau viêm (PIH)

Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng tăng melanin ở da do phản ứng viêm xảy ra sau khi kích thích ngoại sinh và các thủ thuật da.

Một ví dụ về tăng sắc tố sau viêm là phụ nữ wax lông sau nhiều năm sẽ khiến các tế bào melanocytes bị tổn thương, trở nên nhạy cảm và gây tăng sắc tố cục bộ. Điều này được phân loại là tăng sắc tố sau viêm và nó cũng trông giống vết nám nếu chỉ nhìn bằng mắt thường.

Một ví dụ phổ biến khác của tăng sắc tố sau viêm là do mụn trứng cá. Nặn mụn sẽ làm tình trạng này nặng hơn. Ngay sau khi tình trạng mụn của bạn được giải quyết, những đốm tăng sắc tố có thể tồn tại trong nhiều tuần, thậm chí là vài tháng, tùy thuộc vào loại da của bạn, đặc biệt nếu bạn có màu da tối màu, trung tính.

  1. Mỹ phẩm

Bạn đang gặp phải tình trạng nám, vậy bạn đã bao giờ xem xét loại mỹ phẩm trước đó bạn sử dụng chưa?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo làm trắng da siêu tốc. Tuy nhiên, thay vì làm cho da trắng lên, những sản phẩm này lại làm cho da yếu đi, gây nám da.

Một số sản phẩm hỗ trợ điều trị nám có thể làm mất nám mặt trong một thời gian nhưng chỉ chưa đầy tháng, nám đã xuất hiện trở lại nặng hơn trước. Đồng thời, trong những loại kem này thường có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể làm teo da, gây nám da.

  1. Dược phẩm

Một số loại khi sử dụng có thể gây da nhạy cảm với ánh nắng như: Tetracycline, Sulfamid, Thiazid…

Một số loại thuốc tránh thai nếu bạn sử dụng trong thời gian dài cũng là một trong những tác nhân gây nên nám da.

  1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không hợp lý như ăn uống thiếu hoa quả tươi và các chất dinh dưỡng cũng là một trong những tác nhân đẩy mạnh quá trình nám da.

Có những đồ ăn làm sung huyết trên da, làm cho các vết nám trở nên trầm trọng hơn như rượu, bia, các gia vị gây nám như muối, ớt, tiêu…

  1. Stress

Sự căng thẳng thần kinh tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nóng, lạnh, áp lực tình cảm, công việc, stress… dẫn tới rất nhiều vấn đề trên da như nám, khô da, mụn… ngày càng nặng hơn.

Stress là một trong những “thủ phạm” không chỉ gây nám da mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Vì thế, việc hạn chế và kiểm soát stress là một trong những việc thật sự quan trọng.

  1. Di truyền

Đây là một trong những tác nhân quan trọng trong việc gây nám. Trong gia đình, nếu có cha mẹ bị nám, con cái cũng rất dễ bị di truyền.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, có khoảng 20 – 70% số người đã và đang gặp phải vấn đề nám da có yếu tố di truyền.

===

Hiểu rõ tác nhân gây nám da là một việc rất cần thiết vì nó giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn phương pháp điều trị nám. Đồng thời điều này cũng giúp bạn biết được các thủ phạm gây nám da để phòng tránh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo kem trị nám da Skarfix-TX Cream, hiệu quả rõ rệt sau 28 ngày sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *